Bộ GTVT đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm với đối tượng thu là ô tô các loại, trong đó miễn thu phí đối với các loại xe công và xe buýt. Thời gian thu phí là giờ cao điểm, buổi sáng từ 6h – 8h30, buổi chiều từ 16h – 19h hằng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ). Phương thức thu là qua các trạm thu phí ô tô và chỉ thu chiều vào, với mức thu dự kiến là 30.000 đồng/lượt đối với ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại (xe tải, xe chở người trên 7 chỗ ngồi…).
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ, cả ô tô và xe máy đều phải đóng thêm một loại phí có tên gọi “phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” và thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm với đối tượng thu là ô tô các loại...
Thực tế thời gian qua người sở hữu xe cá nhân đã phải đóng góp quá nhiều khoản phí cho giao thông. Phí lưu thông trong xăng dầu với mức 1.000 đồng/lít, phí cầu đường… Chưa kể, các cơ quan chức năng cũng đang đề xuất hàng loạt loại phí khác như: phí bảo trì đường bộ, tăng phí đăng ký biển số, giấy xác nhận chỗ đậu xe, mở tài khoản 20 triệu đồng trong ngân hàng.
Nguy cơ ngoài việc đóng phí xăng dầu, phí cầu đường...người sở hữu xe cá nhân còn phải đóng rất nhiều khoản phí khác.
Mới đây, theo tờ trình Bộ GTVT vừa trình Chính phủ, cả ô tô và xe máy đều phải đóng thêm một loại phí có tên gọi
“phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”. Trong đó, ô tô tùy dung tích sẽ phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng/năm và cao nhất 50 triệu đồng/năm. Đồng thời, mô tô, xe máy tại các thành phố lớn gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng phải đóng phí với mức 500.000 đồng/năm cho xe có dung tích dưới 175cc và 1 triệu đồng/năm cho xe trên 175cc.
Liệu các giải pháp trên của Bộ GTVT có ngăn được cảnh tắc đường hay gây gánh nặng cho người dân.Các bạn có ý kiến gì với cả 2 phương án trên của Bộ GTVT. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của quý vị độc giả về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét